Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ đã đem lại cho ngành giáo dục nói chung và việc giảng dạy ngoại ngữ nói riêng ở Việt Nam những thành tựu. Để cùng nhau trao đổi, học hỏi về việc tích hợp công nghệ tiên tiến trong giảng dạy ngôn ngữ và mở rộng nguồn lực giảng dạy quốc tế, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên trong thời đại số, mới đây, ngày 7/11 tại trường Đại học Hoa Sen đã diễn ra Hội thảo với chủ đề “Ứng Dụng Nền Tảng Công Nghệ Và Nguồn Lực Quốc Tế Vào Trong Giảng Dạy Ngôn Ngữ – Integrating Technology & International Resources For Language Teaching”.
Chương trình thu hút rất đông khách mời cùng các thầy cô giáo và phóng viên báo chí tham dự.
Tại chương trình, các diễn giả và khách mời đã chia sẻ và thảo luận về: Tối ưu hóa sự tham gia của sinh viên với M-learning thông qua việc áp dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong giai đoạn chuẩn bị trước buổi học; Ứng dụng AI để đổi mới phương pháp giảng dạy và tăng cường sự hứng thú cho học sinh nhỏ tuổi; AI & Học ngôn ngữ: Phương pháp và Tài liệu mới; Các phương pháp thu hút Sự chú ý của người học.
Chị Thúy Duy – CEO Song Duy Comapny giới thiệu tổng quan chương trình “Intergrating technology and International resources for language teaching”
Với vai trò là Host tại chương trình, chị Thúy Duy – CEO Song Duy Comapny đã giới thiệu tổng quan chương trình “Intergrating technology and International resources for language teaching”
Host Nguyễn Thuý Duy truyền đi một thông điệp đến toàn thể người tham dự: Mỗi thầy cô, giảng viên luôn linh hoạt ứng dụng nền tảng công nghệ và nguồn lực quốc tế, từ video, audio, platform đến tài liệu, đổi mới của quốc tế vào trong giảng dạy ngôn ngữ. Giảng viên sẽ xây dựng được bài giảng sinh động thu hút sự tập trung người học, dễ dàng thể hiện được các phương pháp sư phạm: phương pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy học nêu vấn đề, thực hiện đánh giá và lượng giá học tập toàn diện, khách quan ngay trong quá trình học… tăng khả năng tích cực chủ động tham gia học tập của người học. Nhờ sự trợ giúp của CNTT, người thầy không giữ vai trò trung tâm, mà chuyển sang vai trò nhà điều phối trong kiểu dạy học hướng tập trung vào sinh viên.
Việc ứng dụng CN trong dạy và học ngôn ngữ giúp giảng viên có cơ hội rèn luyện kỹ năng nghe, nói, khả năng diễn đạt Tiếng Anh, khắc phục những hạn chế về ngữ âm, trọng âm, ngữ điệu và là động lực để giảng viên cố gắng vươn lên. Bên cạnh đó, khiến cho bài giảng của giảng viên luôn uyển chuyển, linh hoạt, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học. CNTT trong đó có máy tính nối mạng Internet là kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy, giúp giảng viên và sinh viên chia sẻ thông tin, tăng thời gian tự học, tự giải quyết vấn đề.
Thầy Duy Khương – Phó Trưởng khoa NNVH-QT phát biểu khai mạc chương trình và giới thiệu diễn giả tham dự
Việc ứng dụng nền tảng công nghệ và nguồn lực quốc tế trong dạy và học ngôn ngữ giúp giáo viên có cơ hội rèn luyện kỹ năng nghe, nói, khả năng diễn đạt, đồng thời khắc phục những hạn chế về ngữ âm, trọng âm, ngữ điệu và là động lực để giáo viên cố gắng vươn lên. Khi ứng dụng công nghệ trong giảng dạy làm cho bài giảng của giáo viên luôn uyển chuyển, linh hoạt, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học. Công nghệ và nguồn lực quốc tế là kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy, giúp giáo viên và học sinh chia sẻ thông tin, tăng thời gian tự học, tự giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi.
Thầy Võ Hoàng Khiêm – Giảng viên CT. AVTQ đã giới thiệu và trình bày nội dung “Tối ưu hóa sự tham gia của học sinh với M-learning thông qua việc áp dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong giai đoạn chuẩn bị trước buổi học”. Thầy Khiêm giới thiệu Hệ thống M learning của Đại học Hoa Sen và cho khách mời thực hiện khảo sát về mức độ tham gia hệ thống Mlearning của học sinh tại các trường và chia sẻ quan điểm; Trình bày việc sử dụng Bloom’s Taxonomy để giải thích về mức độ tham gia vào bài học của học sinh (student engagement); Giới thiệu một số hoạt động liên quan đến phương pháp lớp học đảo ngược (Flipped classroom Approach) trong giai đoạn trước buổi học; Nêu ra khó khăn của GV khi thiết kế các hoạt động liên quan đến phương pháp lớp học đảo ngược và giới thiệu một số ứng dụng AI để hỗ trợ GV trong công tác chuẩn bị bài giảng.
Tại chương trình, khách mời đã đặt và thảo luận các câu hỏi như: Học sinh cần bao nhiêu thời gian cho hoạt động trước buổi học?; GV sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp học sinh không hoàn thành hoạt động và làm ảnh hưởng đến tiến độ bài học?; GV sẽ xử lý như thế nào khi học sinh ứng dụng AI để hoàn thành hoạt động?
Chị Đào Xuân Phương Trang – Giảng viên trường Đại học Sư phạm đã trình bày nội dung “Ứng dụng AI để đổi mới phương pháp giảng dạy và tăng cường sự hứng thú cho học sinh nhỏ tuổi”. Trong bài trình bày, giảng viên Phương Trang đã nhấn mạnh vai trò của GV trong lớp; Giới thiệu lợi ích khi GV ứng dụng AI vào bài giảng; Giới thiệu một số ứng dụng AI với những chức năng nổi bật
Thầy Nguyễn Đăng Nguyên – Trưởng khoa Ngữ văn Anh đã giới thiệu các phương pháp và công cụ thu hút Sự chú ý của người học:
Bên cạnh đó, chị Quý Studer – Inlingua International – Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực đào tạo ngôn ngữ toàn cầu, cung cấp nhượng quyền kinh doanh cho đối tác muốn mở trường ngôn ngữ inlingua cũng trình bày nội dung “AI & Học ngôn ngữ: Phương pháp và Tài liệu mới”: Giới thiệu: 3 main issues of students & inlingua International solutions bao gồm Hybrid classrooms, AI Chatbots và AI generated materials; Giới thiệu tài liệu mới: cho người học, người dạy trong những thị trường dạy ngoại ngữ có tính cạnh tranh cao: Châu Âu, Châu Mỹ; Giới thiệu phương pháp giảng dạy mới: DICES (Discover-Intereact-Communicate-Evaluate-Solidify)
Theo chị Quý cho biết, Inlingua International không chỉ cung cấp thương hiệu inlingua, mà còn cung cấp các tài liệu học ngôn ngữ, nền tảng (platform) học tập ứng dụng AI.
Tại inlingua International, song song các khóa học ngôn ngữ còn cung cấp một trải nghiệm học tập đa dạng thú vị: kết nối người dạy, người học toàn cầu, kết nối các nền văn hóa, mở rộng các chân trời mới. Chúng tôi giúp những người học của chúng tôi đến quốc gia mới và kết bạn quốc tế.
Ngoài ra, Inlingua International sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức dạy tiếng Việt của Việt Nam có cơ hội truyền thông đến hơn 30 quốc gia mà tổ chức này có mặt.
Việc khai thác và ứng dụng nền tảng công nghệ và nguồn lực quốc tế trong dạy và học ngôn ngữ rõ ràng đã mang lại những lợi ích to lớn đối với cả giáo viên và sinh viên trong việc dạy và học ngôn ngữ.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng nền tảng công nghệ và nguồn lực quốc tế trong dạy và học ngôn ngữ, các thầy cô cần khai thác nhiều hơn nữa kho học liệu sẵn có trên mạng internet để đưa vào bài dạy của mình nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và chất lượng học tập của sinh viên.
Phạm Nhật